TUỆ LÂM – BẢO TỒN, PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LOÀI SÂM BỐ CHÍNH TẠI KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG

Vừa qua tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình đã diễn ra buổi thảo luận đề án “BẢO TỒN, PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LOÀI SÂM BỐ CHÍNH TẠI KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG”.

Việc bảo tồn, phục hồi và phát triển bền vững loài sâm Bố Chính đang là vấn đề rất được các sở ban ngành của tỉnh quan tâm và mong muốn đề án được thực hiện.
  Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình – ông Mai Văn Minh chủ tọa của buổi thảo luận đã bày tỏ mong muốn đề án này sẽ nhanh chóng được đi vào thực hiện, để đưa Sâm Bố Chính phát triển bền vững tại vùng đất di sản, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo thêm nguồn lực đẩy mạnh du lịch đi lên.
Tại buổi thảo luận có sự tham dự của đại diện Sở Nông Nghiệp và Ban lãnh đạo vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng: ông Trương Thanh Khai – Phó Giám đốc, ông Bùi Ngọc Thành: Phó Trưởng phòng Khoa học hợp tác quốc tế; đại diện của Hạt kiểm lâm đóng tại vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và một số đồng chí chuyên viên.
Đây được đánh giá là một bước đệm cho sự phát triển của Sâm Bố Chính khi khu vực VQG Phong Nha – kẻ Bàng là một trong những khu vực của huyện Bố Trạch, là nơi Sâm Bố Chính được phát hiện đầu tiên và trở thành sản vật của người dân Quảng Bình, tuy nhiên việc khai thác sâm Bố Chính chủ yếu từ tự nhiên với mức tận thu, tận diệt, đứng trước nguy cơ đó nếu không có các biện pháp bảo tồn, phát triển , khai thác và sử dụng hợp lý.
   Khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng với các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, độ che phủ rừng phù hợp sẽ là nơi lý tưởng để trồng Sâm Bố Chính nhằm mục đích bảo tồn và phát triển kinh tế theo mô hình Nông – Lâm – Du lịch kết hợp, mở ra hướng đi mới, tạo thêm hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân các xã vùng đệm, góp phần bảo tồn nguồn gen loại cây dược liệu bản địa có giá trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *